Một số bài thuốc dân gian chữa cảm mạo

Một số bài thuốc dân gian chữa cảm mạo

Bị cảm mạo là bệnh do gió, phong hàn xâm nhập vào cơ thể con người, các bệnh này có thể mắc khi chuyển mùa, nhất là mùa hè nắng mưa hoặc lúc nóng lúc lạnh như hiện nay. Người bệnh có các biểu hiện: sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, vã mồ hôi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chất lưỡi trắng mỏng, mạch sưng phù. Nếu kèm theo suy nhược thì toàn thân và các khớp đau nhức. Phương pháp điều trị là xua phong, tán lạnh (dùng thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo bị thấp thì thêm thuốc tiêu thấp. Theo các triệu chứng của bệnh mà chọn các loại thuốc, bài thuốc. Nào cùng với norfis.com tìm hiểu các bài thuốc trị cảm mạo qua bài viết bên dưới nhé!

Biểu hiện của cảm mạo

Biểu hiện của cảm mạo
Biểu hiện của cảm mạo

Người bệnh thường có các biểu hiện cảm mạo như: Sợ lạnh, phát nhiệt nhẹ, không có mồ hôi, đầu đau, khớp xương mỏi đau, mũi tắc, tiếng nói nặng, thường chảy nước mũi xanh, ngứa họng, ho, ho ra đờm dính, dây mỏng màu trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.

Cách điều trị cảm mạo

Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn

Y học cổ truyền thường dùng các phương pháp xông kết hợp đồ ăn giải cảm để trị chứng cảm mạo phong hàn.

Xông bằng thảo dược trị cảm mạo

Công thức bài thuốc xông bao gồm:

– Kháng viêm: Các loại thuốc có tính kháng viêm cao, để diệt khuẩn, làm khô se niêm mạc như tỏi, gừng, ớt, hành…

– Tinh dầu thơm để khai khiếu như bạc hà, hương nhu, long não, cúc tần, lá xả, lá bưởi…

– Thuốc làm ấm bì phu (da lông) ngăn ngừa bệnh không nặng hơn và cảm giác đỡ sợ lạnh, sợ gió như gừng, hồi, quế…

Xông trong phòng kín, tránh gió lùa. Có thể chùm chăn cho kín để hơi thuốc và hơi nóng phát huy tác dụng.

Xông xong ăn cháo hành muối, đắp chăn, tránh gió.

Thuốc sắc uống

Sử dụng thuốc sắc uống để trị cảm mạo
Sử dụng thuốc sắc uống để trị cảm mạo

Bài thuốc 1

Gồm: Xuyên khung, bạch chỉ, cam thảo, hương phụ.

Liều lượng bằng nhau, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 lần, sau ăn cơm 15 đến 30 phút. Thuốc dùng khi hết cảm mạo là dừng ngay, không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài thuốc 2

Lá tía tô 30g, lá kinh giới 30g, lá bạc hà 30g, gừng tươi 3 lát, cam thảo đất 20g, rễ địa liền 10g. Tất cả làm một thang, sắc uống ngày 2 bát trước ăn 30 phút.

Uống thuốc xong, ăn bát cháo hành muối, đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi, Kiêng thức ăn sống lạnh, kiêng thịt gà, thịt ếch, kiêng tắm lạnh, tránh gió.

Bài thuốc 3

Quế chi 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, người hâm hấp sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.

Bài thuốc 4

Hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn.

Bài thuốc 5

Sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài thuốc 6

Ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, người và xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó (suyễn thở).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)